Thứ Ba, 31 tháng 7, 2018

[Thức Khuya] Những Tác Hại Khôn Lường Chúng Ta Cần Biết

Như các bạn đã biết, việc thức khuya ngày càng trở nên phổ biến đối với con người Việt Nam chúng ta. Việc thức đêm, ngủ trễ không chỉ đối với người lớn tuổi mà còn thường xuyên bắt gặp ở các bạn giới trẻ. Khi được hỏi tới chuyện vì sao lại thức khuya mà không ngủ sớm để tốt cho sức khỏe thì tôi thường hay nhận được những câu trả lời thế này :"mình thích thì mình thức thôi, bởi vì xem phim, đọc sách hoặc còn 1 lý do dã man hơn nữa đó là mình quen thức khuya vậy rồi...." Các bạn quá xem nhẹ chuyện thức đến mức xem nó như 1 thói quen sao ? Còn đối với người cao tuổi việc mất ngủ, khó ngủ dường như đã trở thành 1 chuyện xảy ra như cơm bữa. Ngay bây giờ, mình sẽ cho các bạn thấy tác hại của việc xem thường giấc ngủ đáng sợ như thế nào nhé.


Tác hại không tưởng của việc thức khuya, ngủ muộn đối với cơ thể người.


Đầu tiên, trước khi đi vào tác hại của thức khuya, mình sẽ gửi đến các bạn 1 chiếc đồng hồ sinh học của các bộ phận trên cơ thể các bạn giúp các bạn nắm rõ hơn về cơ thể của mình.


Sau khi xem bức hình trên thì chúng ta cũng hiểu sơ qua 1 chút về cơ chế vận hành của cơ thể chúng ta rồi nhỉ. Như các bạn thấy, mỗi bộ phận chúng ta đều có lịch làm việc rất cụ thể và chỉ cần các bạn thay đổi hoặc làm sai lệch nhịp sinh học dù chỉ là 1 chút thôi, hàng tá rắc rối và hệ lụy nguy hiểm đang chờ đón bạn ở phía trước đấy nhé.

Cần nhấn mạnh rằng, các cơ quan nội tạng trong cơ thể sẽ hoạt động để tự phục hồi từ 21h - 5h sáng. Và khoảng 23h - 3h sáng là thời gian QUAN TRỌNG NHẤT để cơ thể chìm trong GIẤC NGỦ SAY. Chúng ta biết rằng, não bộ tiêu tốn rất nhiều năng lượng cho hoạt động mỗi ngày. Hệ quả của quá trình này là sản phẩm phụ độc hại khi chuyển hóa năng lượng bị giữ lại trong não, gây ảnh hưởng đến neuron thần kinh.


Khi ngủ, não bộ sẽ vận hành hệ thống glymphatic giúp dọn dẹp và phục hồi tế bào thần kinh bị tổn thương.

Cùng với đó, tế bào não ở vùng hồi hải mã (hippocampus) sẽ hoạt động mạnh để thanh lọc, sắp xếp và tái lập lại những thông tin được ghi nhận trong ngày, giúp mã hóa thông tin để lưu vào bộ nhớ dài hạn.


Sơ lược để các bạn hiểu hơn về cơ thể của mình và sau đây là 10 tác hại sẽ ảnh hưởng đến các bạn nếu như các bạn "quen rồi" với việc thức khuya của mình.

10 Tác hại của việc thức khuya:

1. Giảm trí nhớ.


2. Uể oải, khó tập trung chú ý vào công việc.


3. Ù tai, chóng mặt, mắt mờ.


4. Nóng nảy, cáu bẳn (dù có chú ý để tránh nổi nóng thì cũng vô ích, cơn nóng giận dường như là không thể kiềm chế).


5. Đau mỏi cơ, có thể thỉnh thoảng bị chuột rút. Đối với những người tập thể hình thì việc thức khuya sẽ giảm khả năng phục hồi và phát triển của cơ bắp.


6. Trung khu thần kinh uể oải thì vị giác cũng trì trệ, dẫn tới ăn uống không ngon miệng.


7. Da mặt nhợt nhạt, thiếu sinh khí, nhiều dầu, đôi khi sần sùi và nổi mụn, dưới mắt có quầng thâm trông như... “mắt gấu trúc” là câu chuyện muôn thuở của việc thức đêm!
Thức khuya ảnh hưởng đến làn da, nhất là da mặt. Thông thường là khoảng từ 10-11 giờ đêm da ở trong trạng thái dưỡng và hồi phục. Thường xuyên thức khuya sẽ làm rối loạn hệ tuần hoàn bình thường của việc trao đổi chất cùng hệ thống thần kinh, dẫn đến việc da bị khô, giảm sức đàn hồi, sạm và kém mịn màng.


8. Khô mắt, mỏi mắt, và nếu mắt phải làm việc khuya trong điều kiện thiếu ánh sáng thì dễ bị giảm thị lực.


9. Thức khuya hay ngủ ít có thể dẫn tới nguy cơ tăng cân theo chiều hướng tiêu cực, có thể gây thêm các tác dụng khác là nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tăng huyết áp…


10. Bên cạnh đó thức khuya trong thời gian dài dẫn đến nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn so với những người không thức khuya.


Kết Luận:


Với 1 loạt những tác hại kể trên, hẳn bạn sẽ không còn muốn tự đẩy mình xuống bờ vực thẳm phải không?

Hãy nhớ, thức khuya triền miên KHÔNG giết bạn ngay lập tức, nhưng nó sẽ giết bạn từ từ. Đến 1 thời điểm nào đó, khi giới hạn đã chạm mốc, cơ thể bạn sẽ "xuống dốc không phanh" và rồi nơi chào đón bạn sẽ là "cửa Tử". Hãy đi ngủ trước 11h đêm bạn nhé!

link tham khảo : https://otiv.com.vn/mat-ngu/tac-hai-khong-ngo-cua-thoi-quen-thuc-khuya-den-suc-khoe-888.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét