Thứ Năm, 2 tháng 8, 2018

Hiện Tượng Ù Tai Và Giải Pháp Giúp Cải Thiện Hiệu Quả

Ù tai là khi người bệnh cảm nhận được bên trong tai mình có tiếng kêu lạ như tiếng gió thổi, tiếng huýt sáo, tiếng ve kêu, có thể ù ở một bên hay cả hai bên tai, có thể ù từng lúc hoặc liên tục. Ù tai có thể đi kèm với tình trạng nghe kém, chóng mặt, đau đầu, hoa mắt…


Nguyên Nhân Gây Ra Chứng Ù Tai

  Ù tai là sự cảm nhận các âm thanh không được tạo ra từ môi trường bên ngoài. Triệu chứng này rất phổ biến và có tới 10-15% dân số nước ta hiện nay bị chứng ù tai nặng đến mức phải điều trị y tế. Tỉ lệ này tăng dần theo độ tuổi, riêng nam giới có khả năng mắc bệnh cao hơn là nữ giới.

  Sau đây là 8 nguyên nhân chính dẫn tới ù tai :
  • Thính giác bị tác động của tiếng òn lớn
  • Lão hóa dây thần kinh thính giác
  • Các vấn đề về tai giữa
  • Rối loạn tiền đình
  • Tổn thương thần kinh tai, thay đổi hệ thống trung tâm thính giác
  • Chấn thương đầu và cổ
  • Ù tai do tác dụng phụ của thuốc tây
  • Các bệnh liên quan đến mạch máu
  Ngoài những nguyên nhân chính trên ra thì chúng ta thường bị ù tai vì mức độ căng thẳng cao, viêm xoang hoặc cảm lạnh, rối loạn tự miễn dịch, thay đổi hormone, tiểu đường, đau cơ xơ, bệnh Lymem, dị ứng, sự suy giảm dịch não tủy, thiếu hụt vitamin và nhiễm độc với chì... Ngoài ra, nếu uống nhiều rượu hoặc caffeine cũng có nguy cơ làm tăng mức độ ù tai ở một số người hoặc khi bạn đi máy bay, máy bay lên và xuống cũng khiến chúng ta gặp triệu chứng ù tai vì thay đổi áp suất đột ngột.


  Ù tai thường giảm vào ban ngày do người bệnh chịu ảnh hưởng của những âm thanh khác đến từ xung quanh, nhưng khi về đêm hay khi ở nơi yên ắng thì tiếng ù trong tai sẽ trở nên rất lớn. Mức độ nặng và tần suất xảy ra ù tai phụ thuộc vào các yếu tố như stress, chế độ ăn, và tiếng ồn. Cuối cùng, tiếng ù có thể trở nên lớn đến mức người bệnh không còn nghe được những âm thanh khác từ bên ngoài nữa.


Ngăn Ngừa Chứng Ù Tai

  Ù tai, tự nó, không phải là bệnh mà chỉ là một dấu hiệu của những tổn thương về thính giác hay ở não. Stress, tuổi tác, rối loạn thần kinh, các bệnh lý về tai hay do thuốc men.....

  Trước tiên, cần giảm thiểu các yếu tố tác động tăng sinh gốc tự do như: môi trường ô nhiễm, rượu bia, khói thuốc lá, hóa chất, chấn thương, stress… Kế đến cơ thể cần được bổ sung chất chống gốc tự do từ thiên nhiên để tăng khả năng phòng vệ và trung hòa gốc tự do một cách hữu hiệu. Gần đây, các nhà khoa học Mỹ đã chiết xuất thành công chất chống gốc tự do từ thiên nhiên, nổi bật như anthocyanin, pterostillbene có trong OTIV. Các hoạt chất này có khả năng chống gốc tự do mạnh mẽ, bảo vệ tế bào thần kinh, hạn chế sự tổn thương thành mạch, ngăn chặn xơ vữa và cải thiện lưu lượng máu đến các cơ quan. Một khi các độc chất gốc tự do được “quét dọn” sạch sẽ, các cơ quan như tiền đình ốc tai sẽ hoạt động tốt hơn và các tế bào thính giác thêm khỏe mạnh, ngăn chặn triệu chứng ù tai khó chịu.


Link tham khảo : https://otiv.com.vn/tin-tuc/cai-thien-chung-u-tai--419.html

Thứ Ba, 31 tháng 7, 2018

[Thức Khuya] Những Tác Hại Khôn Lường Chúng Ta Cần Biết

Như các bạn đã biết, việc thức khuya ngày càng trở nên phổ biến đối với con người Việt Nam chúng ta. Việc thức đêm, ngủ trễ không chỉ đối với người lớn tuổi mà còn thường xuyên bắt gặp ở các bạn giới trẻ. Khi được hỏi tới chuyện vì sao lại thức khuya mà không ngủ sớm để tốt cho sức khỏe thì tôi thường hay nhận được những câu trả lời thế này :"mình thích thì mình thức thôi, bởi vì xem phim, đọc sách hoặc còn 1 lý do dã man hơn nữa đó là mình quen thức khuya vậy rồi...." Các bạn quá xem nhẹ chuyện thức đến mức xem nó như 1 thói quen sao ? Còn đối với người cao tuổi việc mất ngủ, khó ngủ dường như đã trở thành 1 chuyện xảy ra như cơm bữa. Ngay bây giờ, mình sẽ cho các bạn thấy tác hại của việc xem thường giấc ngủ đáng sợ như thế nào nhé.


Tác hại không tưởng của việc thức khuya, ngủ muộn đối với cơ thể người.


Đầu tiên, trước khi đi vào tác hại của thức khuya, mình sẽ gửi đến các bạn 1 chiếc đồng hồ sinh học của các bộ phận trên cơ thể các bạn giúp các bạn nắm rõ hơn về cơ thể của mình.


Sau khi xem bức hình trên thì chúng ta cũng hiểu sơ qua 1 chút về cơ chế vận hành của cơ thể chúng ta rồi nhỉ. Như các bạn thấy, mỗi bộ phận chúng ta đều có lịch làm việc rất cụ thể và chỉ cần các bạn thay đổi hoặc làm sai lệch nhịp sinh học dù chỉ là 1 chút thôi, hàng tá rắc rối và hệ lụy nguy hiểm đang chờ đón bạn ở phía trước đấy nhé.

Cần nhấn mạnh rằng, các cơ quan nội tạng trong cơ thể sẽ hoạt động để tự phục hồi từ 21h - 5h sáng. Và khoảng 23h - 3h sáng là thời gian QUAN TRỌNG NHẤT để cơ thể chìm trong GIẤC NGỦ SAY. Chúng ta biết rằng, não bộ tiêu tốn rất nhiều năng lượng cho hoạt động mỗi ngày. Hệ quả của quá trình này là sản phẩm phụ độc hại khi chuyển hóa năng lượng bị giữ lại trong não, gây ảnh hưởng đến neuron thần kinh.


Khi ngủ, não bộ sẽ vận hành hệ thống glymphatic giúp dọn dẹp và phục hồi tế bào thần kinh bị tổn thương.

Cùng với đó, tế bào não ở vùng hồi hải mã (hippocampus) sẽ hoạt động mạnh để thanh lọc, sắp xếp và tái lập lại những thông tin được ghi nhận trong ngày, giúp mã hóa thông tin để lưu vào bộ nhớ dài hạn.


Sơ lược để các bạn hiểu hơn về cơ thể của mình và sau đây là 10 tác hại sẽ ảnh hưởng đến các bạn nếu như các bạn "quen rồi" với việc thức khuya của mình.

10 Tác hại của việc thức khuya:

1. Giảm trí nhớ.


2. Uể oải, khó tập trung chú ý vào công việc.


3. Ù tai, chóng mặt, mắt mờ.


4. Nóng nảy, cáu bẳn (dù có chú ý để tránh nổi nóng thì cũng vô ích, cơn nóng giận dường như là không thể kiềm chế).


5. Đau mỏi cơ, có thể thỉnh thoảng bị chuột rút. Đối với những người tập thể hình thì việc thức khuya sẽ giảm khả năng phục hồi và phát triển của cơ bắp.


6. Trung khu thần kinh uể oải thì vị giác cũng trì trệ, dẫn tới ăn uống không ngon miệng.


7. Da mặt nhợt nhạt, thiếu sinh khí, nhiều dầu, đôi khi sần sùi và nổi mụn, dưới mắt có quầng thâm trông như... “mắt gấu trúc” là câu chuyện muôn thuở của việc thức đêm!
Thức khuya ảnh hưởng đến làn da, nhất là da mặt. Thông thường là khoảng từ 10-11 giờ đêm da ở trong trạng thái dưỡng và hồi phục. Thường xuyên thức khuya sẽ làm rối loạn hệ tuần hoàn bình thường của việc trao đổi chất cùng hệ thống thần kinh, dẫn đến việc da bị khô, giảm sức đàn hồi, sạm và kém mịn màng.


8. Khô mắt, mỏi mắt, và nếu mắt phải làm việc khuya trong điều kiện thiếu ánh sáng thì dễ bị giảm thị lực.


9. Thức khuya hay ngủ ít có thể dẫn tới nguy cơ tăng cân theo chiều hướng tiêu cực, có thể gây thêm các tác dụng khác là nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tăng huyết áp…


10. Bên cạnh đó thức khuya trong thời gian dài dẫn đến nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn so với những người không thức khuya.


Kết Luận:


Với 1 loạt những tác hại kể trên, hẳn bạn sẽ không còn muốn tự đẩy mình xuống bờ vực thẳm phải không?

Hãy nhớ, thức khuya triền miên KHÔNG giết bạn ngay lập tức, nhưng nó sẽ giết bạn từ từ. Đến 1 thời điểm nào đó, khi giới hạn đã chạm mốc, cơ thể bạn sẽ "xuống dốc không phanh" và rồi nơi chào đón bạn sẽ là "cửa Tử". Hãy đi ngủ trước 11h đêm bạn nhé!

link tham khảo : https://otiv.com.vn/mat-ngu/tac-hai-khong-ngo-cua-thoi-quen-thuc-khuya-den-suc-khoe-888.html

Thứ Ba, 17 tháng 7, 2018

[Sneakerhead Dictionary 2018]-Cẩm nang về giày dành cho người nhập môn

Mỗi lĩnh vực, mỗi nền văn hóa sẽ có những từ lóng (slang) riêng, và tất nhiên, nền văn hóa sát mặt đất này cũng tương . Sẽ thật là bất cập khi một người nào đó hỏi bạn về giày, và bạn trả lời bằng các từ lóng, rồi lại phải giải thích cho họ hiểu những từ lóng đó ám chỉ cái gì. Vì thế, mình giúp các bạn tập hợp và định nghĩa những từ lóng đó, giúp cho những người nhập môn có cái nhìn tổng quát hơn về ngôn ngữ của nền văn hóa này.
1450969_735014676554016_7625911919705371685_n
DS: Deadstock – tình trạng giày hoàn toàn mới, chưa hề được thử qua và đi kèm với đầy đủ phụ kiện (hộp giày, móc khóa,…).
PADS: Pass as Deadstock – giày chỉ được thử qua 1 lần, chưa mang ra ngoài, đi kèm với đầy đủ phụ kiện (hộp giày, móc khóa,…).
VNDS: Very near Deadstock – Giày được mang trong thời gian ngắn, hoàn toàn mới, đi kèm với đầy đủ phụ kiện (hộp giày, móc khóa,…).
NDS: Near Deadstock – tương tự như VNDS, có thể thấy là đã được mang nhưng nếu vệ sinh lại có thể tạm xem như VNDS.
NIB: New In Box – Giày mới và có đầy đủ phụ kiện (tương tự DS).
NWT: New With Tag – Giày đi kèm với phụ kiện, có thể không có hộp.
OG all/OG nothing: Có đầy đủ phụ kiện/Không còn phụ kiện, chỉ còn giày.
NFS: Not For Sale – không bán.
OBO: Or Best Offer – trả giá tốt nhất, được cả 2 bên mua và bán chấp thuận.
Deal: Giày được bán với giá “đẹp”, dễ chịu.
Steal: Giày tốt giá đẹp không tưởng. Có thể xem như deal siêu tốt.
BIN: Buy It Now – Giá để mua ngay, không offer, không đấu giá.
Cop: Mua.
Drop / Pass: Không mua, cho qua vì không thích.
Bid: Đấu giá.
S.O/H.O: Starting Offer/Highest Offer – Bước giá bắt đầu để ra giá/mức giá cao nhất được đưa ra.
HMU – Hit Me Up: Thông điệp từ người bán rằng “người mua hãy chủ động liên lạc”
Testing Water: thử nước, người bán muốn xem liệu giá được offer có khớp với giá của người bán mong muốn không.
Reseller: Người mua những phiên bản giày (thường là Jordan hoặc những phiên bản có giới hạn số lượng) và bán lại với giá cao hơn.
Legit Check: Kiểm tra độ uy tín của người bán, của sản phẩm có đáng tin (real) hay không.
Price Check: Kiểm tra và định giá sản phẩm để tránh mua “hớ” với giá cao hơn mức trung bình.
Low Ball: Trả giá thấp ở mức không hợp lý.
Flaws: Lỗi ở sản phẩm như chỉ thừa keo dư hoặc một số chi tiết không đúng chuẩn.
Hype: Chỉ việc giá bán của sản phẩm bị đôn lên cao do nhiều lí do tác động vào, chẳng hạn như Kanye West mang đôi gì là đôi đấy trở thành hàng hot.
Colorway: Phối màu. Có một số phối màu đặc trưng thường xuất hiện như “Bred”“Knicks”“Lakers”“Red October”, …
LE: Limited Edition – Phiên bản phát hành có giới hạn số lượng và được phát hành ở những nhà phân phối bán lẻ nhất định.
PE: Player Edition – Phiên bản phát hành riêng cho cầu thủ, với phối màu đặc biệt, có họa tiết được thiết kế dựa trên đồng phục hoặc điều gì đó có ý nghĩa đối với cầu thủ.
air-jordan-and-doernbecher-freestyle-collection
DB: Doernbecher – những phiên bản gắn mác DB là những phiên bản được Nike tham khảo ý tưởng thiết kế từ những đứa trẻ mắc bệnh hiểm nghèo trong bệnh viện Doernbecher. Đây là những phiên bản có giới hạn, tiền bán được sẽ được gửi đến bệnh viện để từ thiện.
air-jordan-premio-bin-23-entire-collection-1
Bin 23 Premio: Dòng Jordan được thiết kế với chất liệu da cực kì chất lượng và có hộp, cây giữ form giày bằng gỗ. Cũng là những phiên bản có giới hạn số lượng.
Heat: thường là những đôi lạ đẹp và hiếm.
nikelab-acg-2014-collection
ACG: All Conditions Gear – Giày có thể sử dụng ở mọi thời tiết, thường là những đôi ủng để đi bộ đường dài hoặc leo núi, chất liệu cực kì bền bỉ, có thể đi mưa hoặc đi tuyết mà không hư hại. (ảnh trên là bộ sưu tập NikeLab ACG 2014)
EP: Elephant Print – họa tiết da voi, xuất hiện lần đầu tiên ở Air Jordan 3
SB: Nike Skateboarding – Dòng giày trượt ván của Nike.
Campout: Cắm trại qua đêm để giữ chỗ trong hàng (thường cắm trại để mua những đôi limited hoặc heat). Xem kí sự camp giày tại đây
J’s/Jays: Jordan – Giày thuộc thương hiệu Jordan. Nên viết tắt như vậy chứ không nên viết là JD.
OG: Original/Original Release – Phiên bản đầu tiên của 1 dòng giày được phát hành.
Retro: Phiên bản có phối màu được phát hành lại, có thể thay đổi chất liệu nhưng không làm thay đổi thiết kế của đôi giày.
Remastered: Dòng sản phẩm từ năm 2015 của Jordan với chất lượng được cải thiện hơn so với các sản phẩm Retro.
GR: General Release – phiên bản được phát hành đại trà.
Retailer: Nhà bán lẻ/Nhà phân phối uy tín.
Receipt: Hóa đơn mua lẻ.
Beaters: Giày được dùng cho mục đích mang đi mọi nơi mà không cần phải giữ gìn, hay còn gọi là giày cày cuốc.
RR: Roshe Run – sắp đến đây sẽ là RO – Roshe One.
AM: Air Max
TB: Team Basketball (phiên bản dành riêng cho các đội bóng ở NCAA, thường chỉ có 1 màu duy nhất để phù hợp với đồng phục team)
SP: Special Play (thiết kế dành riêng cho 1 môn thể thao nào đó)
PRM: Premium
SPRM: Supreme
SE: Special Edition – Phiên bản đặc biệt, thường sẽ dựa trên một mẫu giày có sẵn và thêm hoặc bớt đi những chi tiết khác, tạo ra một Special Edition của mẫu giày đó.
LS: Lifestyle – Phiên bản thời trang, không dùng để chơi thể thao (chủ yếu là các dòng Jordan Retro).
AF1/G-Nikes(mostly in New Orleans)/Uptown or Ups: Dùng để chỉ dòng giày Nike Air Force 1, những phiên bản bình thường được gọi là Uptown, đối nghịch với dòng Nike Air Force 1 Downtown.
FSR: Full size run – giày được phát hành đủ size.
3M/3M Material: Reflective Material – chất liệu phản quang được sản xuất bởi công ty Minnesota Mining and Manufacturing. Lần đầu tiên xuất hiện ở phần lưỡi gà của Jordan 5.
LS: Life Style (phiên bản LS thường xuất hiện thêm ở 1 vài dòng bóng rổ, nhưng được thiết kế lại để mặc casual thay vì mang chơi bóng)
XDR: Extra Durable Rubber (loại đế được làm đặc biệt dày và chắc chắn được làm riêng cho giày thể thao để giày bền hơn, eg: giày bóng rổ một vài đôi có thêm đế XDR như Kobe sẽ chơi outdoor bền hơn phiên bản thường)
EXT: Extension (phiên bản mở rộng để mặc casual)
NRG: Energy
Grail/Holy Grail: Đôi giày mơ ước của mỗi người, thường thì sẽ không hoặc rất khó để mua.
Hypebeast: Người mua giày chỉ vì nó lạ đẹp và hiếm, thường không quan tâm giá cả, chỉ việc bỏ tiền ra mua, thậm chí mua giày chỉ vì người khác thích mà bản thân không biết có thích hay biết được tên giày hay không.
Samples: Những phiên bản được dùng làm mẫu cho những phát hành sau này, cũng có thể cho một số người nổi tiếng, hoặc được dùng để quảng cáo, khá hiếm và giá được bán lại cao (thường được bán trên ebay nhưng cũng nên cẩn thận với hàng fake).
Prototype: Tương tự như Sample nhưng mục đích là dùng làm mẫu thử, độ hiếm và giá cả cao hơn Sample nếu được bán ra và thường chỉ có 1 size.
DMP: Defining Moment Pack
GMP: Golden Moment Pack
CDP: Countdown Pack
QS: Quick Strike – những phiên bản được phát hành giới hạn ở một số điểm bán lẻ nhất định
Hyperstrike: Những phiên bản được phát hành với số lượng cực kì ít ở những điểm bán lẻ và hoàn toàn không có thông báo trước.
B-Grade: Giày bị lỗi do nhà máy gia công và được đưa ra ngoài Outlet bán.
Unauthorized: Giày chưa qua kiểm định của bộ phận QC (quality check) được đẩy ra ngoài bán, tỉ lệ là giày fake khá cao.
Factory Varients: Hàng ráp – hàng  “lên”. Sử dụng chất liệu dư thừa và tự gia công bằng tay, cũng là hàng fake.
ll
Thuật ngữ về size:
PS – Pre-School: dành cho trẻ em
GS – Grade School : size dành cho học sinh cấp 1,2, tránh nhầm lẫm, không phải viết tắt của Girl Size
1-7Y: size Youth : dành cho thanh thiếu niên

Thứ Ba, 22 tháng 5, 2018

Tìm Hiểu Về Nguyên Nhân Gây Đau Đầu, Triệu Chứng Và Cách Phòng Tránh Bệnh Hiệu Quả Nhất Năn 2018

Đau đầu có nhiều dạng bệnh lý khác nhau, trong đó phổ biến nhất là đau nửa đầu (migraine). Bệnh nhân thường miêu tả cơn đau nửa đầu thông qua các triệu chứng: đau một bên đầu (trái, phải, trước trán, sau gáy…), đau cả vùng đầu với các biểu hiện đi kèm: buồn nôn, nôn, sợ ánh sáng, sợ mùi hương, sợ tiếng ồn, rối loạn thị giác. Cơn đau thường kéo dài từ 2 – 4 giờ, thậm chí vài ba ngày mới hết.

Bệnh Đau Đầu Là Gì ?

Đau Đầu là chứng bệnh mà ai cũng sẽ một lần mắc phải ít nhất một lần trong đời. Khi chúng ta tập trung cao độ cho công việc, học tập, do ảnh hưởng của việc ô nhiễm môi trường, áp lực xung quanh chúng ta mỗi ngày nên rất dễ gây nên chứng đau đầu. Mắc bệnh sẽ làm chúng ta mất trung vì sự khó chịu, giảm hiệu quả công việc, học tập và chịu ảnh hưởng nguy hại từ những hệ lụy mà bệnh đau đầu gây ra.

Triệu Chứng Của Bệnh Đau Đầu

  • Chóng mặt, thấy hào quang trước mắt: Cơn đau nửa đầu có thể gây chóng mặt, nhìn đôi, hoặc mất thị lực. Do đó, những người bị đau nửa đầu thường cảm thấy bị mất cân bằng, dễ chóng mặt hơn những người mắc chứng đau đầu thông thường. Có người còn gặp tình trạng thấy ánh đèn leo lét hoặc một vệt sáng hay một điểm sáng mờ ảo, chúng di chuyển theo một đường cong liên tục chạy qua trước mắt.
  • Đau nhói một hoặc cả hai bên đầu: Đau có tính chất như mạch đập là một dấu hiệu điển hình của cơn đau nửa đầu. Cảm giác đau nhói thường xuất hiện ở một bên đầu, một nghiên cứu ở những bệnh nhân đau nửa đầu cho thấy, có khoảng 50% bệnh nhân thường xuyên mắc phải triệu chứng này.

  • Nôn hoặc buồn nôn: Theo một nghiên cứu ở Mỹ, có khoảng 73% bệnh nhân có triệu chứng buồn nôn và 29% có nôn. Những người thường xuyên có cảm giác buồn nôn khi bị đau nửa đầu thường nặng hơn những người không có triệu chứng này.

  • Dễ cáu gắt hoặc phấn khích: Thay đổi tâm trạng là một trong những dấu hiệu của chứng đau nửa đầu. Một số bệnh nhân cảm thấy chán nản hoặc đột nhiên xuống tinh thần không có lý do, trong khi một vài người khác lại cảm thấy hưng phấn một cách bất thường


Hình ảnh Tìm hiểu về bệnh đau đầu để phòng ngừa và điều trị hiệu quả
Những người bị mắc chứng đau đầu thường dễ cáu gắt, kích động.
  • Tê hoặc ngứa ran: Một số người bị chứng đau nửa đầu có cảm giác tê, ngứa ran hoặc cảm giác như kim châm ở một bên của cơ thể, triệu chứng tê hoặc ngứa ran di chuyển từ đầu ngón tay qua cánh tay và xuất hiện trên khuôn mặt.

Phân loại đau đầu

Đau nửa đầu: 
Có căn nguyên từ thần kinh mạch máu, xuất hiện từng cơn ở một bên đầu với cảm giác da đầu căng và rát như bị bỏng kèm các triệu chứng ù tai, mờ mắt, buồn nôn, sợ tiếng ồn, ánh sáng… Khoảng 11% dân số trưởng thành trên thế giới đang phải gánh chịu các cơn đau nửa đầu, trong đó phụ nữ chiếm đến 3/4.
Hình ảnh Tìm hiểu về bệnh đau đầu để phòng ngừa và điều trị hiệu quả
Có nhiều nguyên nhân nhưng theo phân tích của các nhà khoa học, có mối liên hệ rõ rệt giữa những biến đổi ở não dẫn đến những hoạt động thần kinh bất thường gây ra những cơn đau nửa đầu mức độ vừa đến nặng. Các nghiên cứu gần đây chỉ ra gốc tự do là một trong những tác nhân nguy hiểm nhất làm khởi phát chứng đau nửa đầu. Tại não, gốc tự do sinh ra liên tục, lắng đọng ở thành mạch máu, thúc đẩy quá trình xơ vữa, làm hẹp lòng động mạch cản trở máu dẫn oxy về nuôi não. Bên cạnh đó, gốc tự do và các hóa chất trung gian sinh ra trong quá trình chuyển hóa ở não làm gia tăng hoạt động bạch cầu, khởi phát quá trình viêm, sản sinh chất gây giãn mạch làm tổn thương nội mạc mạch máu, gây ra những cơn đau nửa đầu.

Đau đầu từng cụm (cluster headache): 
Cũng có nguyên nhân từ thần kinh mạch máu, gặp chủ yếu ở nam giới tuổi trung niên và phần lớn có hút thuốc. Tuy nhiên, gần đây tỉ lệ nữ giới bị đau đầu từng cụm cũng đang dần tăng. Các cơn đau xuất hiện sau khi ngủ từ 1 đến 3 giờ, khi tỉnh dậy đã thấy đầu đau nặng. Cơn đau thành từng cụm, khu trú ở nửa đầu, đau nhiều ở sau mắt, lan ra trán và thái dương, kèm theo ngạt mũi, chảy nước mắt, buồn nôn…
Hình ảnh Tìm hiểu về bệnh đau đầu để phòng ngừa và điều trị hiệu quả

Đau đầu do căng thẳng: 
Ngày nay, nhịp sống nhanh và ồn ào tại nhiều thành phố lớn làm cho con người bị cuốn vào những lo toan cho gia đình, công việc, gần như không có nhiều thời gian cho chính bản thân mình. Đây là điều kiện thích hợp để nhiều loại bệnh đô thị xuất hiện, trong đó có chứng đau đầu căng thẳng. Đau đầu do căng thẳng có khá nhiều biểu hiện giống với bệnh đau nửa đầu. Bệnh đau đầu căng thẳng ít có tính chất thon thót mạch đập và thường tiến triển tăng dần, khác với kiểu khởi phát cơn đau nửa đầu (đến khá nhanh và bất ngờ). Thời gian cơn đau kéo dài, dao động khác nhau nhưng tính chất cơn đau ổn định và cường độ không dữ dội như đau nửa đầu.
Hình ảnh Tìm hiểu về bệnh đau đầu để phòng ngừa và điều trị hiệu quả

Đau đầu mạn tính hàng ngày (Chronic daily headache): 
Là dạng đau đầu kéo dài trên 15 ngày/ tháng, thường có bệnh lý kết hợp như trầm cảm, lo âu, rối loạn lưỡng cực, cơn hoảng sợ, stress và lạm dụng thuốc. Hầu hết các trường hợp đau đầu này không phát hiện dấu hiệu bất thường trên ảnh chụp não. Nếu không được điều trị sẽ gây ra những rối loạn cơ thể như hồi hộp, mất ngủ, đau bao tử, ngoài ra còn xuất hiện triệu chứng trầm cảm như lo âu, thậm chí thay đổi tính cách.
Hình ảnh Tìm hiểu về bệnh đau đầu để phòng ngừa và điều trị hiệu quả


Nguyên nhân đau đầu

  • Đau đầu nguyên phát là chứng đau nửa đầu có nguyên nhân thường liên quan tới sự giãn của các mạch máu trong sọ và các hóa chất trung gian được tiết ra từ các sợi thần kinh nằm quanh đó. Người ta thấy rằng khi cơn đau xuất hiện, động mạch thái dương thường giãn rộng (động mạch thái dương là một nhánh động mạch nằm ngoài hộp sọ, ngay bên dưới da vùng thái dương). Khi động mạch này giãn nở, nó làm căng các sợi thần kinh nằm gần đó, các sợi thần kinh khi bị căng thì tiết ra các hóa chất có khả năng gây đau, viêm, và làm mạch máu thêm giãn nở, càng làm cơn đau nặng thêm. Chứng đau nửa đầu này thường không được chẩn đoán, hay chẩn đoán nhầm với đau đầu do căng thẳng, đau đầu do viêm xoang, thế nên khá nhiều người bị đau đầu kiểu này mà không được điều trị thích đáng.
  • Đau đầu thứ phát bao gồm các triệu chứng như viêm xoang, cao huyết áp cũng là nguyên nhân gây đau đầu thứ phát. Có rất nhiều nguyên nhân, từ nặng như: u não, chấn thương sọ não, viêm màng não, xuất huyết dưới màng nhện, đến mức độ nhẹ hơn (và thường gặp hơn): đau đầu do ngưng uống cà phê, đau đầu do cao huyết áp, viêm xoang, viêm xoang, viêm tai, viêm nướu răng.
  • Ngoài ra còn có các nguyên nhân: giảm hoạt động của tuyến giáp vì tuyến giáp không sản xuất đủ hoóc-môn giáp như bình thường; ngộ độc carbon monoxide (CO) thường xuyên. Bệnh Parkinson; do thuốc như: indomethacin, estrogen, progestin, thuốc ức chế kênh calcium (thường dùng điều trị tăng huyết áp), các thuốc ức chế việc tái hấp thu seretonin chọn lọc (thuốc điều trị trầm cảm). Lạm dụng thuốc giảm đau đầu nhanh, cụ thể dùng quá liều thuốc giảm đau có thể tạo nên tình trạng “kháng thuốc”, mất tác dụng của thuốc, cơn đau đầu không khống chế được nữa. Thiếu máu cơ tim (thường do bệnh lý mạch vành): thiếu máu cơ tim ngoài gây đau thắt ngực còn có thể gây đau đầu. Các nguyên nhân của đau đầu thứ phát còn có ung thư não, kể cả u nguyên phát ở não lẫn u di căn từ nơi khác đến như từ vú, từ phổi; máu tụ dưới màng cứng (màng cứng là một lớp màng bao bọc não bộ) sau khi chảy từ các tĩnh mạch não bị vỡ. Cơn tăng huyết áp ác tính cũng gây đau đầu (những cơn tăng huyết áp nhẹ hay trung bình thường không gây đau đầu.


Hậu quả

Không như các bệnh thông thường, những cơn đau nửa đầu đến bất thình lình như búa bổ, mắt mờ, mặt xám xanh, nhìn ánh đèn chói lại càng đau. Rồi xuất hiện cơn buồn nôn và có khi nôn mửa đến mật xanh, mật vàng...
Những cơn đau nửa đầu đột ngột và kéo dài âm ỉ trong não khiến người bệnh có lúc chỉ “muốn bổ đầu mình ra”. Có trường hợp đau nhói nửa đầu, cơn đau càng giật mạnh theo nhịp thở khiến nhiều người phải “đo ván” hàng giờ đồng hồ trong phòng làm việc, dù uống thuốc giảm đau nhưng vẫn chẳng thấy ăn thua gì. Gặp tiếng ồn của xe cộ hay máy móc là đầu như muốn nổ tung. Sau mỗi đợt đau đầu như vậy, nạn nhân thường dễ dàng mệt mỏi, cáu kỉnh, dễ nhầm lẫn, thậm chí rơi vào trạng thái trầm cảm kéo dài...
Hình ảnh Tìm hiểu về bệnh đau đầu để phòng ngừa và điều trị hiệu quả
Đau đầu kéo dài, không được chữa trị tận gốc có thể dẫn đến trầm cảm, đột quỵ, suy thoái võng mạc, mất thị lực và mù vĩnh viễn.
Đau nửa đầu Migraine là chứng thường gặp trong các bệnh đau đầu, nếu không được điều trị, cơn đau có thể kéo dài từ 2-4giờ, thậm chí có những trường hợp đến vài ba ngày. Những người bị đau nửa đầu không chỉ bị cơn đau hành hạ dẫn đến chất lượng sống giảm sút, mà lâu ngày, chứng bệnh còn dẫn đến những bệnh lý nguy hại khác cho sức khoẻ, như trầm cảm, đột quỵ, suy thoái võng mạc, mất thị lực và mù vĩnh viễn. Theo Tổ chức y tế Thế giới WHO, Migraine đang là vấn nạn lớn toàn cầu và là một trong 20 nguyên nhân hàng đầu gây thương tật cho con người.

 Cách điều trị và phòng ngừa

Điều trị đau đầu là biện pháp can thiệp nhằm làm giảm cường độ, giảm thời gian, giảm tần suất xảy ra cơn đau, hạn chế các triệu chứng đi kèm. Điều trị đau đầu được chia thành hai phương pháp:

- Điều trị cắt cơn

Với mục tiêu nhằm chấm dứt cơn đau ngay khi nó bắt đầu xảy ra, điều trị cắt cơn thường sử dụng 2 nhóm thuốc: thuốc không cần kê đơn và thuốc kê đơn.
Khi đau đầu, nhất là những cơn đau dữ dội, đa phần mọi người có xu hướng sử dụng thuốc giảm đau nhanh. Thuốc giảm đau sẽ hiệu quả, giúp bệnh nhân thoát cảnh “nhức đầu bưng bưng” có khi chỉ trong 15-30 phút sau khi uống. Tuy nhiên, thuốc giảm đau cũng chính là “con dao hai lưỡi”, tiềm ẩn nhiều rủi ro gây nên các bệnh lý khác.
Thực trạng đáng lo ngại là mọi người không đến gặp bác sĩ để chữa đúng căn nguyên bệnh, thay vào đó họ lại “tự kê đơn”, chủ động điều trị bằng các loại thuốc giảm đau thông thường được bán không kê toa tại các nhà thuốc. Lưu trữ các loại thuốc giảm đau trong tủ thuốc tại gia là trường hợp dễ dàng nhận thấy ở hầu hết các gia đình.
Hình ảnh Tìm hiểu về bệnh đau đầu để phòng ngừa và điều trị hiệu quả
Thuốc giảm đau cấp tốc  thường có trong tủ thuốc các hộ gia đình thực chất là “con dao 2 lưỡi”. 
Tiến sĩ J-A Zwart thuộc Đại học Khoa học và Công nghệ Na Uy đã chứng minh việc uống thuốc giảm đau bừa bãi trong một tháng để điều trị các cơn đau mãn tính làm tăng nguy cơ đau nửa đầu gấp 7,5 lần so với bình thường. Hiệp hội Đau nửa đầu CHLB Đức (DMG) cảnh báo dùng thuốc giảm đau nhanh, mạnh để giải quyết các cơn nhức đầu sẽ dẫn đến hội chứng đau đầu vì lệ thuộc thuốc. Để tránh phải lệ thuộc, các chuyên gia khuyên không nên dùng thuốc giảm đau đầu nhanh mỗi lần lâu hơn 3 ngày và mỗi tháng nhiều hơn 10 ngày.

- Phòng ngừa bằng chất chống gốc tự do và thay đổi lối sống

Nhằm giúp giảm số lần xảy ra và mức độ nghiêm trọng của cơn đau, đồng thời hỗ trợ điều trị làm giảm triệu chứng của các cơn đau nửa đầu, gần đây, các nhà khoa học Mỹ đã nghiên cứu và chiết xuất thành công các hoạt chất sinh học quý như Anthocyanin và Pterostilbene có trong Blueberry, có tác dụng chống lại gốc tự do, bảo vệ thành mạch máu não.
Hình ảnh Tìm hiểu về bệnh đau đầu để phòng ngừa và điều trị hiệu quả
Hai hoạt chất này có trọng lượng phân tử nhỏ, dễ dàng vượt qua hàng rào máu não vừa trung hòa gốc tự do, đồng thời kích hoạt các men chống gốc tự do tự nhiên của cơ thể. Từ đó, góp phần ngăn chặn quá trình xơ vữa mạch máu, chống lại quá trình viêm và nuôi dưỡng mạch máu não, giúp phòng và cải thiện hiệu quả bệnh đau 

Thứ Ba, 8 tháng 5, 2018

[8 Cách] Điều Trị Chứng Đau Đầu Bằng Thực Phẩm Tại Gia Cực Kỳ Đơn Giản Và Hiệu Quả

Đau Đầu - Không bỏ qua bất kỳ 1 ai, đây là căn bệnh mà ai ai cũng sẽ mắc phải ít nhất là 1 lần trong đời. Rất khó chịu, bệnh đau đầu làm giảm mức hiểu quả của chúng ta trong học tập, công việc và trong đời sống. Môi trường xung quanh bạn, áp lực, căng thẳng vì các bài học, công việc và đặc biệt là phải suy nghĩ về cách chi tiêu hằng ngày, hàng tháng là nguyên nhân chính gây nên căn bệnh đau đầu này. Thuốc đau nđầu chỉ là biện pháp cấp bách, sử dụng khi cần thiết và chúng ta tránh không nên lạm dụng vì những hậu quả do dùng quá nhiều. Vậy chúng ta nên làm gì, ăn gì khi đau đầu xuất hiện thường xuyên và gây ảnh hưởng đến cuộc sống chúng ta?

CÁCH CHỮA ĐAU ĐẦU TẠI NHÀ BẰNG THỰC PHẨM

Khi cơn đau đầu kéo đến, đây là 8 cách trị đau đầu tại nhà đơn giản và hiệu quả:
  • Uống Nước


  Thiếu nước cũng là 1 trong những nguyên nhân gây ra đau đầu, vì vậy việc uống nhiều nước không chỉ giúp điều hòa cơ thể mà còn làm giảm nhanh các cơn đau đầu xuất hiện vì chứng mất nước. Chúng ta cần tránh xa những thức uống gây mất nước trong cơ thể như đồ uống chứa cồn, đồ uống có ga, cà phê. Cafein trong cà phê nếu được sử dụng ở lượng vừa phải sẽ tốt cho thần kinh, nhưng nếu dùng nhiều sẽ khiến cơ thể mất nước.

  • Ăn Vặt Bằng Các Loại Hạt
Kết quả hình ảnh cho Các loại hạt như điều, hướng dương, hạnh nhân, ngũ cốc, yến mạch, các loại đậu

  Các nhà nghiên cứu nhận thấy có tới 50% số người bị đau nửa đầu do nồng độ ma-giê thấp. Các loại hạt như điều, hướng dương, hạnh nhân, ngũ cốc, yến mạch, các loại đậu… chứa nhiều ma-giê giúp bạn hạn chế các cơn đau đầu.
  • Uống Nước Chanh Tươi

  Pha một ly nước chanh uống ngay khi vừa xuất hiện cảm giác đau đầu là cách khiến bạn thoát khỏi cơn đau trong chốc lát. Mùi hương từ quả chanh khiến cơ thể cảm thấy được thư giãn, đẩy lùi cơn đau.
  • Gừng

  Đặc tính kháng viêm do chất men zingibain có nhiều trong gừng là thành phần chính giúp giảm đau nhức đầu. Uống trà gừng ngay khi bạn bắt đầu thấy đau đầu để không phải chịu đựng lâu hơn nữa.
  • Táo

  Quả táo hoặc dấm táo đều có tác dụng chống lại các cơn đau đầu. Thành phần trong táo giúp cân bằng lượng axit và kiềm trong cơ thể. Ngoài ra, mùi hương của quả táo xanh có tác dụng giảm đau nửa đầu. Ăn táo xanh với một ít muối, sau đó uống một ly nước ấm cơn đau sẽ tan biến.
  • Hạn Chế Thực Phẩm Chế Biến Sẵn - Đóng Hộp

  Thịt heo xông khói, thịt muối, pho-mát và các thực phẩm đóng hộp thường được sản xuất có chứa chất tyramine (một chất tự nhiên trong thực phẩm bảo quản) và nitrate. Cả 2 chất này khiến mạch máu bị giãn, không tốt cho hệ thần kinh và là nguyên nhân gây nhức đầu. Vì vậy, hạn chế sử dụng những thực phẩm này để tránh cơn đau đầu làm phiền bạn.
  • Kiểm Soát Và Hạn Chế Được Cơn Đau Đầu
  
  Những phương pháp trên được áp dụng trị đau đầu nhanh khi cơn đau diễn ra. Để kiểm soát cơn đau đầu, người bệnh đau đầu cũng được khuyến cáo bên cạnh việc áp dụng chế độ ăn uống hợp lý, kết hợp luyện tập thể dục, giảm stress và duy trì các thói quen lành mạnh, nên bổ sung các tinh chất thiên nhiên nhằm chống lại gốc tự do.

  • Sử Dụng Thực Phẩm Chức Năng Có Chứa Tinh Chất Thiên Nhiên Blueberry
Xem thêm tại link bên : Cách trị đau đầu 

Thứ Ba, 1 tháng 5, 2018

[Năm 2018 rồi] Đừng Để Phải Hối Hận Vì Xem Thường Triệu Chứng Đau Nửa Đầu Sau

ĐAU NỬA ĐẦU SAU

Đau nửa đầu sau là chứng đau nửa đầu cũng rất phổ biến mà nhiều người thường mắc phải và thường thì bất cứ bệnh nào liên quan đến đau đầu thì mọi người thường nghĩ ngay đến những viên thuốc giảm đau đập tan cơn đau đầu một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, đó chỉ là phương pháp cấp bách và không sử dụng thường xuyên vì sẽ để lại nhiều hệ lụy rất nguy hiểm. Vậy để chúng ta tìm ra phương pháp ngăn ngừa, trị bệnh thì trước tiên chúng ta phải biết được nguồn gốc bệnh đau nửa đầu sau từ đâu mà ra ?

Nguyên nhân gây ra bệnh đau nửa đầu sau ?

  • Do thói quen sinh hoạt : Nếu như bạn bị đau nửa đầu sau một vài ngày gần đây thì có thể là do bạn đang gặp phải căng thẳng, stress, làm việc quá sức hoặc ngủ nghỉ không điều độ dẫn đến đau mỏi phần nửa đầu phía sau, đau ê ẩm đầu.

  • U não: Nếu triệu chứng đau nửa đầu phía sau xuất hiện ngày một nhiều và kèm theo hiện tượng ù tai thì cần hết sức lưu ý vì điều đó có thể là dấu hiệu cảnh báo người bệnh có khối u xuất hiện trong não bộ. Chính sự có mặt và phát triển của khối u làm đè nén và khiến chức năng tuần hoàn máu bị giảm sút dẫn đến những cơn đau đầu xuất hiện thường xuyên hơn.

  • Thoái hóa đốt sống cổ: Một nguyên nhân khá phổ biến dẫn đến nhức nửa đầu phía sau chính là do thoái hóa đốt sống cổ. Khi đó, ngoài việc đau mỏi vai, gáy, cổ thì bạn còn liên tục bị những cơn đau đầu phía sau, có thể âm ỉ hoặc dữ dội. Nếu để cơ thể quá lâu trong một tư thế, hoặc hoạt động sai tư thế, cơn đau sẽ kéo dài và mạnh hơn.

  • Bệnh đau nửa đầu Migraine (hay còn gọi là đau đầu vận mạch) là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến những cơn đau nửa đầu phía sau. Đây là căn bệnh ngày càng xuất hiện nhiều hơn ở Việt Nam, gây ra những triệu chứng đau nhức ở một bên nửa đầu trái, phải, phía trước hoặc nhức nửa đầu phía sau. Bệnh đau nửa đầu đặc trưng với những cơn đau nhói, giật thon thót ở nửa đầu, có thể lan sang phía sau gáy hay đỉnh đầu. Các cơn đau kéo dài 4-72h, thường kèm theo triệu chứng buồn nôn hoặc nôn, sợ ánh sáng, sợ tiếng ồn, cơn đau tăng lên khi vận động

Phương pháp điều trị và phòng ngừa chứng đau nửa đầu sau

Điều trị đau nửa đầu, đau nửa đầu sau là biện pháp can thiệp nhằm làm giảm cường độ, giảm thời gian, giảm tần suất xảy ra cơn đau, hạn chế các triệu chứng đi kèm. Điều trị đau đầu được chia thành hai phương pháp:

Điều trị cắt cơn đauVới mục tiêu nhằm chấm dứt cơn đau ngay khi nó bắt đầu xảy ra, điều trị cắt cơn thường sử dụng 2 nhóm thuốc: Thuốc không cần kê đơn và thuốc kê đơn.

Dự phòng – kiểm soát đau nửa đầu bằng tinh chất thiên nhiên: Gần đây, các nhà khoa học Mỹ đã nghiên cứu và chiết xuất thành công các hoạt chất sinh học quý như Anthocyanin và Pterostilbene có trong Blueberry, có tác dụng chống lại gốc tự do, bảo vệ thành mạch máu não, cải thiện chứng đau nửa đầu hiệu quả.






 

Thứ Hai, 16 tháng 4, 2018

Đau Nửa Đầu [MIGRAINE] Mối Nguy Hiểm Chớ Nên Xem Thường Và Làm Thế Nào Để Phòng Tránh

ĐAU NỬA ĐẦU (MIGRAINE)

Đầu tiên, mục đích chúng ta đó là tìm ra phương pháp phòng ngừa và điều trị căn bệnh đau nửa đầu. Vì vậy, để trị bệnh thì cần phải hiểu rõ bệnh và tại sao lại mắc chứng bệnh này. Bệnh đau nửa đầu (migraine) hay bị lầm tưởng với căn bệnh đau đầu thông thường. Vậy đau nửa đầu là bệnh gì? 



Đau nửa đầu Migraine là gì ?

Đau nửa đầu (migraine) là một trong những dạng bệnh lý phổ biến nhất của chứng bệnh đau đầu nhưng lại nguy hiểm hơn nhiều. Các bệnh nhân thường miêu tả cơn đau nửa đầu thông qua các triệu chứng: đau nửa đầu sau, đau nửa đầu bên trái, phải, trước trán hay đau cả vùng đầu, các biểu hiện đi kèm như tức ngực khó thở, buồn nôn, nôn, sợ ánh sáng, sợ mùi hương, sợ tiếng ồn, rối loạn thị giác. Cơn đau thường kéo dài từ 2 – 4 giờ, thậm chí vài ba ngày mới hết. 


Sự nguy hiểm của chứng bệnh đau nửa đầu.

Những cơn đau nửa đầu đột ngột và kéo dài âm ỉ trong não khiến người bệnh có lúc chỉ “muốn bổ đầu mình ra”. Có trường hợp đau nhói nửa đầu, cơn đau càng giật mạnh theo nhịp thở khiến nhiều người phải “đo ván” hàng giờ đồng hồ trong phòng làm việc, dù uống thuốc giảm đau nhưng vẫn chẳng thấy ăn thua gì. Gặp tiếng ồn của xe cộ hay máy móc là đầu như muốn nổ tung. Sau mỗi đợt đau đầu như vậy, nạn nhân thường dễ dàng mệt mỏi, cáu kỉnh, dễ nhầm lẫn, thậm chí rơi vào trạng thái trầm cảm kéo dài...

Những người bị đau nửa đầu không chỉ bị cơn đau hành hạ dẫn đến chất lượng sống giảm sút, mà lâu ngày, chứng bệnh còn dẫn đến những bệnh lý nguy hại khác cho sức khoẻ, như trầm cảm, đột quỵ, suy thoái võng mạc, mất thị lực và mù vĩnh viễn. Theo Tổ chức y tế Thế giới WHO, Migraine đang là vấn nạn lớn toàn cầu và là một trong 20 nguyên nhân hàng đầu gây thương tật cho con người.


Nguyên nhân gây ra bệnh đau nửa đầu ?

Một trong những tác nhân chính của cơn đau nửa đầu chính là các gốc tự do. Theo PGS.TS Nguyễn Thi Hùng -  Phó Chủ tịch Hội Thần kinh học TP.HCM, gốc tự do không chỉ được sinh ra từ các quá trình chuyển hóa trong cơ thể mà còn hình thành dưới tác động của các yếu tố bên ngoài như: môi trường ô nhiễm (khói bụi, ánh nắng, phóng xạ…), rượu bia, khói thuốc lá, hóa chất, chấn thương, nhiễm khuẩn, căng thẳng thần kinh - stress…Nhưng theo các nhà khoa học, đa phần các cơn đau nửa đầu có nguyên nhân từ các bệnh lý mạch máu não.


Tại não, gốc tự do làm gia tăng hoạt động bạch cầu, khởi phát quá trình viêm và sản sinh ra các chất gây giãn mạch như nitric oxide và histamine. Tình trạng này xảy ra quá mức làm tổn thương lớp nội mạc mạch máu dẫn đến rối loạn vận mạch, khiến mạch máu giãn nở, biến đổi bất thường và gây nên những cơn đau nửa đầu. Để chấm dứt tình trạng đau nửa đầu, cần tác động vào nguyên nhân gây bệnh của nó, đó chính các gốc tự do. Vậy làm thế nào để chống lại gốc tự do, khắc phục chứng đau nửa đầu ?

Phương pháp điều trị đau nửa đầu.

Điều trị đau đầu là biện pháp can thiệp nhằm làm giảm cường độ, giảm thời gian, giảm tần suất xảy ra cơn đau, hạn chế các triệu chứng đi kèm. Điều trị đau đầu được chia thành hai phương pháp:

Điều trị cắt cơn đauVới mục tiêu nhằm chấm dứt cơn đau ngay khi nó bắt đầu xảy ra, điều trị cắt cơn thường sử dụng 2 nhóm thuốc: Thuốc không cần kê đơn và thuốc kê đơn.

Dự phòng – kiểm soát đau nửa đầu bằng tinh chất thiên nhiên: Gần đây, các nhà khoa học Mỹ đã nghiên cứu và chiết xuất thành công các hoạt chất sinh học quý như Anthocyanin và Pterostilbene có trong Blueberry, có tác dụng chống lại gốc tự do, bảo vệ thành mạch máu não, cải thiện chứng đau nửa đầu hiệu quả.