Chủ Nhật, 21 tháng 1, 2018

Bệnh Mất Ngủ-Hướng Điều Trị Và Cải Thiện Bệnh An Toàn, Lâu Dài

Bệnh Mất Ngủ

Áp lực từ cuộc sống, công việc khiến tình trạng mất ngủ đang ngày càng phổ biến. Nếu mất ngủ diễn ra thường xuyên và làm ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bạn, đồng nghĩa với việc chúng ta đã mắc chứng rối loạn giấc ngủ, cần chú ý cải thiện kịp thời để đưa cơ thể về nhịp sinh học. Bởi vì dài lâu, chất lượng giấc ngủ giảm sút chính là nguyên nhân "kéo tụt" năng lượng cơ thể, đời sống tinh thần và sức khỏe toàn thân. Vậy nguyên nhân khó ngủ là gì ? Phải làm cách nào cho dễ ngủ ? 

Nguyên nhân gây mất ngủ

Nhận định về các nguyên nhân gây khó ngủ, lý do mất ngủ hoặc ngủ không sâu giấc ở thanh niên hiện nay, PGS.TS Vũ Anh Nhị, Chủ tịch Hội Thần kinh học TP.HCM cho hay người trẻ chịu nhiều tác động nội và ngoại sinh gây mất ngủ như áp lực học tập, công việc, các mối quan hệ bạn bè, tình cảm, chế độ dinh dưỡng mất cân đối, thức khuya, sử dụng các thiết bị điện tử bất kỳ thời gian rảnh nào trong ngày kể cả khi chuẩn bị ngủ, lạm dụng rượu bia, chất kích thích, môi trường sống ô nhiễm.
Đặc biệt, nguyên nhân của bệnh mất ngủ, hiện tượng khó ngủ là do các tác động từ cuộc sống hiện đại và quá trình trao đổi chất liên tục trong cơ thể làm tăng sinh quá mức các gốc tự do. “Độc chất” gốc tự do làm tổn thương thành mạch máu, tạo điều kiện hình thành các mảng xơ vữa và cục huyết khối làm hẹp động mạch, cản trở máu vận chuyển oxy và dưỡng chất đến não. Từ đó, gây ra những rối loạn cho cơ thể, điển hình là mất ngủ.
Vì thiếu ngủ, nhiều người trẻ rơi vào tình trạng mệt mỏi, cáu kỉnh, thường lo âu, nghi ngờ, chuyện bé xé ra to, vui buồn lẫn lộn khiến người thân, bạn bè cũng bị vạ lây. Không những gây mệt mỏi về thể chất, tinh thần, mất ngủ còn khiến não bộ bị tổn hại nghiêm trọng. Người trẻ bị mất ngủ thường hay quên, mất tập trung, giải quyết vấn đề chậm chạp.

Những nguyên nhân dẫn đến mất ngủ chủ yếu là :

  • Hội chứng ngừng thở khi ngủ

mất ngủ giữa đêm
Hội chứng khó thở khi ngủ có thể khiến bạn thức giấc nhiều lần giữa đêm

Khi đang ngủ, bạn có thể bị ngưng thở từ 10 – 60s khiến não của bạn bị shock và và tỉnh dậy, thở hổn hển để lấy oxy. Sau đó bạn có thể ngủ lại, nhưng tình trạng này có thể xảy ra rất nhiều lần trong đếm khiến giấc ngủ của bạn chẳng được yên.

  • Caffein

mất ngủ giữa đêm 03
Chỉ nên sử dụng cafe vào buổi sáng, hoặc ít nhất 8 tiếng trước khi đi ngủ
Sau khi sử dụng café, phải mất tới 8h để những tác động của caffein dừng ảnh hưởng tới đầu óc của bạn. Sử dụng caffein sẽ khiến bạn khó ngủ vào ban đêm, cả đêm trằn trọc, mệt mỏi.

  • Tình trạng bệnh lý

Một số bệnh như huyết áp cao, tim mạch, trào ngược dạ dày, hen suyễn cũng là một trong những nguyên nhân chính kiến tình trạng mất ngủ giữa đêm của bạn ngày càng trở nên trầm trọng. Hen suyễn khiến bạn khó thở, huyết áp cao, nóng trong người khiến bạn toát mồ hồi, các bệnh về tim mạch, dạ dày cũng gây ra những khó chịu không nhỏ khiến bạn tỉnh giấc giữa đêm.

mất ngủ giữa đêm 04
Một số bệnh lý có thể là nguyên nhân khiến bạn thức giấc giữa đêm

  • Rượu

Bất cứ ai cũng biết rằng, rượu có thể làm cho ta cảm thấy buồn ngủ nhưng điều đó không có nghĩa là nó sẽ làm cho bạn dễ ngủ. Bạn có thể thiếp đi ngủ khi vừa uống rượu, nhưng chính men rượu sẽ khiến bạn giật mình tỉnh giấc giữa đêm và rất khó ngủ lại.

mất ngủ giữa đêm 05
Tránh xa rượu nếu bạn không muốn bị mất ngủ

  • Ánh sáng từ tivi

Nhiều người, nhất là ở những người trung tuổi thường có thói quen xem tivi trước khi đi ngủ để dễ đi vào giấc ngủ. Nhưng họ không biết rằng, chính ánh sáng và tiếng động từ tivi là nguyên nhân khiến bạn giật mình tỉnh dậy giữa đêm. Nếu kéo dài tình trạng này, sẽ làm trầm trọng hơn chứng mất ngủ về đêm của bạn.

mất ngủ giữa đêm 06
ánh sáng xanh từ tivi và các thiết bị điện tử khiến bạn dễ tỉnh ngủ

  • Sự căng thẳng

Không chỉ khiến bạn khó đi vào giấc ngủ kể cả bạn đã ngủ được rồi nhưng sự căng thẳng, lo âu sẽ đánh thức bạn dậy giữa đêm bởi nó có thể gây ra các cơn ác mộng khiến bạn giật mình tỉnh giấc. Khi thức dậy bạn sẽ cảm giác bồn chồn, không ngủ lai được nữa.

Mang căng thẳng vào giấc ngủ là hoàn toàn không tốt

Triệu chứng của bệnh mất ngủ


Bệnh mất ngủ được chia thành hai loại là mất ngủ ngắn hạn (mất ngủ cấp tính) và mất ngủ kéo dài (mất ngủ mạn tính). Sự phân loại này được thực hiện dựa trên mức độ mất ngủ có thường xuyên hay không? Mất ngủ kéo dài bao lâu? Đối với mất ngủ mạn tính thì thời gian mất ngủ thường kéo dài trong một tháng hoặc có thể lâu hơn. Ngoài ra sự phân chia này còn để trả lời cho những câu hỏi như mất ngủ là dấu hiệu của bệnh gì ? Không ngủ được là bệnh gì ? Vì sao bị mất ngủ thường xuyên ?

trieu-chung-mat-ngu-keo-dai-dung-chu-quan-2

Những dấu hiệu mất ngủ thường gặp như:

– Người bệnh khó đi vào giấc ngủ, ngủ chập chờn, không yên giấc và dậy rất sớm.
– Người bệnh thường hay tỉnh dậy nhiều lần khi ngủ, khi đã dậy thì khó ngủ lại được.
– Khi ngủ dậy cảm thấy cơ thể mệt mỏi, tinh thần uể oải, đau đầu.
– Khi bệnh ở giai đoạn đầu sẽ có các biểu hiện tâm lý như trầm cảm, cơ thể mệt mỏi, xương và cơ bắp đau nhức, hành vi bị rối loạn, hay cáu gắt, giảm tập trung… Nếu bệnh kéo dài dễ dẫn đến các hội chứng như khủng hoảng tâm thần, buồn bã chán nản, lo âu và sợ hãi.
– Phụ nữ thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với nam giới, nhất là vào thời kỳ tiền mãn kinh. Lúc này, sẽ có các triệu chứng bệnh mất ngủ như cảm giác khó thở và khó chịu khi ngủ.
 Vậy khó ngủ làm sao cho dễ ngủ ? Thuốc ngủ nào mạnh nhất ? Thuốc trị mất ngủ tốt nhất ? Rất nhiều những câu hỏi đặt ra về vấn đề mất ngủ, khó ngủ, vậy chúng ta cần điều trị chứng mất ngủ nào là hợp lý nhất, sử dụng thuốc ngủ có thật sự là cách làm cho dễ ngủ hiệu quả hay không ? Sau đây mình sẽ đưa ra những giải pháp, hướng điều trị mất ngủ, khó ngủ để mọi người có thể tham khảo thêm.

Giải pháp chữa bệnh mất ngủ, khó ngủ ở thanh niên

Một giấc ngủ ngon là khi thức dậy, cơ thể cảm thấy tỉnh táo và khỏe khoắn để hoạt động cả ngày dài.  PGS Vũ Anh Nhị khuyến cáo, để cải thiện giấc ngủ, người trẻ cần thay đổi lối sống bằng cách:
  • Tạo giờ ngủ đúng giấc; không ngủ nướng vào các ngày cuối tuần;
  • Tránh sử dụng các thực phẩm đóng hộp, chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, rượu bia và thức uống có ga;
  • Vận động thể dục thể thao thường xuyên;
  • Sắp xếp thời gian học tập, làm việc hợp lý để không phải thức khuya;
Đưa giấc ngủ quay về đúng nhịp sinh học tự nhiên của cơ thể là mục tiêu trong điều trị mất ngủ, khó ngủ. Về cơ bản, các loại thuốc ngủ không giải quyết được tình trạng mất ngủ kéo dài, nó chỉ có tác dụng tức thời, theo kiểu “cưỡng ép” giấc ngủ. Để giấc ngủ đến được một cách tự nhiên, điều quan trọng là thay đổi lối sống và “dọn dẹp” gốc tự do trong cơ thể. 


Bên cạnh đó, cần loại bỏ gốc tự do, chăm sóc não để có giấc ngủ sâu. Tinh chất thiên nhiên Anthocyanin, Pterostilbene có trong quả Blueberry (sinh trưởng ở Bắc Mỹ) được chứng nhận có khả năng vượt qua hàng rào máu não, trung hòa các gốc tự do, đồng thời kích hoạt các men chống gốc tự do tự nhiên trong cơ thể. Khi gốc tự do được “dọn dẹp”, khả năng máu lưu thông dẫn truyền oxy và dưỡng chất đến não hoạt động trơn tru, chức năng thần kinh được phục hồi và giấc ngủ được cải thiện.

Tuy nhiên, dùng thuốc chỉ là phương pháp điều trị bệnh cấp tốc, không thể dùng lâu dài được,vì vậy có những cách trị mất ngủ tự nhiên như : 

  • Sử dụng cách ngồi thiền chữa bệnh mất ngủ
  • Châm cứu mất ngủ
  • Massage trị mất ngủ
Ngoài ra, chúng ta còn có thể sử dụng những thực phẩm trị mất ngủ hoặc chơi game để chữa bệnh mất ngủ. Vậy ăn gì trị mất ngủ ? Chúng ta có thể trị mất ngủ bằng gừng, lá vông nem chữa mất ngủ khá là hiệu quả

Những địa chỉ trị đau đầu hiệu quả và uy tín :

Thiếu máu não đã trở thành bệnh lý phổ biến trong đời sống hiện đại.Trị đau đầu ở đâu tốt nhất là câu hỏi rất phổ biến với nhiều người Trên các diễn đàn mạng và trong các chương trình tư vấn sức khỏe, có rất nhiều người hỏi về việc chữa bệnh đau đầu ở đâu tốt nhất. Dưới đây là một số địa chỉ uy tín, tập trung đội ngũ y bác sĩ chuyên khoa thần kinh và đầy đủ trang thiết bị y tế phục vụ cho việc khám - điều trị thiếu máu não.
  • Ở khu vực TPHCM:
- Bệnh viện Chợ Rẫy

Địa chỉ: 201B Nguyễn Chí Thanh, phường 12, Hồ Chí Minh, Việt Nam

- Bệnh viện Nhân Dân 115

Địa chỉ: 527 Sư Vạn Hạnh, Phường 12, Quận 10, TPHCM

- Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM

Địa chỉ: 111 Trần Đình Xu, Phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1

  • Ở khu vực Thành phố Hà Nội:
- Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Địa chỉ: Số 1 Trần Hưng Đạo, Quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội


- Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Địa chỉ: Số 1 Tôn Thất Tùng, Phường Trung Tự, Quận Đống Đa, TP Hà Nội

- Bệnh viện Bạch Mai

Địa chỉ: 78 Đường Giải Phóng, Phường Phương Mai, Quận Đống Đa, TP Hà
Nội

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét