Thứ Ba, 27 tháng 2, 2018

Alzheimer-Bệnh Suy Giảm Trí Nhớ Và Những Trò Chơi Giúp Tăng Cường Trí Nhớ

SUY GIẢM TRÍ NHỚ (ALZHEIMER)

Nằm trong nhóm bệnh lý thoái hóa thần kinh, suy giảm trí nhớ được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhận định là cuộc khủng hoảng sức khỏe nghiêm trọng của thế kỷ 21. Suy giảm trí nhớ không phải chỉ là bệnh của người già mà đang ngày càng trẻ hóa. Hiện có khoảng 20-30% người trẻ tuổi gặp các vấn đề về trí nhớ.

Nguyên Nhân Gây Nên Suy Giảm Trí Nhớ

Có thể nói, suy giảm trí nhớ có thể gặp ở tất cả mọi đối tượng từ giới nhân viên văn phòng đến các đối tượng học sinh, sinh viên. Vậy đâu là nguyên nhân gây giảm trí nhớ ?
1.Thoái hóa thần kinh sau tuổi 25
Não bộ có khoảng 100 tỷ tế bào thần kinh và liên kết với nhau bởi 1000 tỷ khớp thần kinh (synape). Từ 25 tuổi trở đi, các tế bào thần kinh bắt đầu bị thoái hóa và mỗi ngày mất khoảng 3000 tế bào quan trọng này.
2. Căng thẳng - stress trong công việc ở giới văn phòng
Bên cạnh nguyên nhân thoái hóa do tuổi tác, có một số yếu tố khách cũng góp phần làm trí nhớ suy giảm.
Cho đến nay, gốc tự do (free radical) đã được các nhà khoa học nghiên cứu và công nhận là “kẻ thù” của trí nhớ. Tính chất công việc ở giới văn phòng thường có khuynh hướng làm gốc tự do sản sinh nhiều hơn do thói quen ít vận động, căng thẳng do công việc, chế độ ăn không được quan tâm khoa học… Chính vì vậy, dễ hiểu tại sao giới văn phòng lại bị suy giảm trí nhớ từ rất sớm.
3. Áp lực bài vở ở học sinh – sinh viên
Việc não và các cơ quan trong cơ thể phải “lao động” hết công suất và những căng thẳng, lo âu kéo dài của sĩ tử làm sản sinh vô số gốc tự do (Free Radical). Chúng tấn công vào tế bào thần kinh làm tổn thương cấu trúc vốn rất chặt chẽ của mạng lưới tế bào thần kinh. Từ đó, các tế bào thần kinh dần thoái hóa khiến chức năng của não bộ suy giảm nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến vùng ghi nhớ, khiến khả năng học tập, tư duy trì trệ.
Hình ảnh Tìm hiểu chung về suy giảm trí nhớ - Bệnh không của riêng ai
4. Các yếu tố khác:
Một số yếu tố khác góp phần gây suy giảm trí nhớ có thể kể tên là dinh dưỡng, ô nghiễm môi trường, khói bụi, ánh nắng, thuốc lá, rượu bia chấn thương, nhiễm trùng, nhiễm chất phóng xạ…Vậy chúng ta làm gì để tăng trí nhớ ?

Biện Pháp Ngăn Ngừa Và Điều Trị Căn Bệnh Suy Giảm Trí Nhớ Alzheimer

Đầu tiên, cần khẳng định rằng  Alzheimer là một căn bệnh thoái hóa thần kinh nguy hiểm và hiện vẫn chưa có thuốc điều trị triệt để. Thoái hóa thần kinh được WHO nhận định là nhóm bệnh tạo nên cuộc khủng hoảng sức khỏe nghiêm trọng của thế kỷ. Ghi nhận của các bác sĩ tại khoa Nội thần kinh của các bệnh viện, phòng khám thần kinh, phòng khám lão khoa… số lượng bệnh nhân cao tuổi được chẩn đoán suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ, Parkinson, Alzheimer đang ngày càng gia tăng.

Tạo một môi trường an toàn. Hãy tạo cho nhà của người bệnh trở thành một nơi thân thiện và an toàn. Sắp xếp đồ đạc vào những vị trí cố định, tránh lộn xộn và ngã đổ. Khóa tủ thuốc, rượu, vật nhọn hay vũ khí, các chất có thể gây ngộ độc, các vật dụng và công cụ nguy hiểm.
Các bài tập kết hợp có thể đem lại ích lợi cho nhiều bệnh nhân Alzheimer. Thể dục giúp bệnh nhân Alzheimer duy trì khả năng vận động, duy trì sức khỏe, tính dẻo dai và sự thăng bằng – giảm nguy cơ chấn thương nặng do té ngã.
Hình ảnh Phương pháp phòng ngừa và điều trị Alzheimer hiệu quả
Duy trì hoạt động thể dục thể thao hằng ngày để phòng ngừa bệnh tật cho người già
Để hỗ trợ thêm cho bệnh nhân Alzheimer, chúng ta còn có thể chống lại căn bệnh này bằng các trò chơi giúp tăng cường trí nhớ ? Tuy nhiên, căn bệnh alzheimer này đang đà trẻ hóa do áp lực từ việc học hành, cuộc sống gia đình, xã hội đã dần ảnh hưởng khá nhiều nên chúng ta phải hiểu biết về bệnh thì mới mong ngăn chặn nó càng sớm càng tốt được.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét